Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Máy quét 2 mặt tốc độ cao KODAK i2900 chính hãng, giá tốt

Máy quét Kodak i2900 là máy quét A4 để bàn công suất lớn và được tích hợp bộ phận quét phẳng. Với khay nạp giấy tự động lên đến 250 tờ và tốc độ quét ổn định ngay cả khi quét ở độ phân giải 300dpi sẽ giúp bạn giải quyết việc số hóa và lưu trữ tài liệu một cách đơn giản và hiệu quả nhất
Là một chiếc máy quét để bàn khổ A4 mạnh mẽ được tích hợp sẵn một cách ‘khéo léo’ khay kính phẳng có cạnh đặt gáy để quét sách. Máy được thiết kế khay nạp giấy bằng thang nâng chứa được 250 tờ giấy và tốc độ quét nhanh và không đổi trong chế độ quét 2 mặt cùng lúc, thang màu và ở độ phân giải lên đến 300dpi. Máy được thêm vào Công nghệ bảo vệ tài liệu thông minh (Intelligent Document Protection), cùng với công nghệ Perfect Page và Smart Touch sẵn có, sở hữu Kodak i2900 là bạn đang có một chiếc máy công nghiệp thu nhỏ trên bàn làm việc.
-        Khay nạp giấy bằng thang nâng hiệu suất cao. Với khay nạp giấy bằng thang nâng chứa được 250 tờ, bạn có thể yên tâm quét một tập tài liệu đủ mọi kích thước hỗn tạp chỉ trong 1 lần quét
-        Khay kính phằng quét sách trong tầm tay bạn. Khay kính phẳng quét sách khổ A4 được tích hợp ‘gọn gàng’ để giải quyết mọi loại tài liệu mà không thể nạp từ khay cuốn tự động. Bạn sẽ dễ dàng quét các trang sách đóng gáy, hộ chiếu, chứng minh thư, tài liệu mỏng, … ngay trên chiếc mày i2900 này
-        Khay giấy ra linh hoạt cho những tài liệu dài. Bạn có thể lựa chọn khay giấy ra riêng biệt khi quét những loại tài liệu dài hoặc tài liệu có độ dày cao, điều mà đa số những chiếc máy quét truyền thống không làm được.
-        Nâng cấp thời gian hoạt động của bạn. Với công nghệ bảo vệ tài liệu thông minh, bạn hoàn toàn tự tin khi quét những tài liệu nhạy cảm như hóa đơn, hợp đồng gốc vì luôn an tâm rằng tài liệu gốc của bạn luôn tuyệt đối an toàn khi sử dụng tính năng này ở chiếc máy quét i2900.
-        Kiểm soát mọi thứ chỉ với một chạm. Chức năng Smart Touch của Kodak giúp bạn sắp xếp hợp lý những công việc lặp đi lặp lại, đơn giản hóa việc chia sẻ thông tin và làm cho tiến trình quét tài liệu của bạn đơn giản hơn.
-        Loại máy: ADF Scanner, Flatbed Scanner
-        Nhu cầu chính: Scan sách, tài liệu đóng gáy, Scan tài liệu rời.
-        Chế độ quét: Hai mặt (Duplex)
-        Cổng kết nối: USB 2.0
-        Công nghệ quét: CCD
-        Công suất ngày: 10.000 tờ
-        Khay nạp giấy: 250 tờ
-        Khổ giấy: A4
-        Tốc độ quét (200 dpi, BW): 60 tờ/120 ảnh/phút
-        Độ phân giải: 600 dpi
-        Driver: TWAIN, ISIS
Xem thêm sản phẩm Máy Scanner KODAK tại website: https://www.sieuthivienthong.com

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Máy quét mã vạch

Khái niệm máy quét mã vạch là gì?
Máy quét mã vạch hay còn gọi là đầu đọc mã vạch, đầu quét mã vạch, máy quét giá… Đây là một thiết bị có khả năng thu nhận và đọc hình ảnh của các mã vạch in trên sản phẩm, hàng hóa…. sau đó máy sẽ chuyển các thông tin chứa trong các mã vạch ấy tới máy tính hay các thiết bị cần thông tin này.
Máy thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính để hội tụ ánh sáng lên mã vạch rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Một số dòng máy còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
Phân loại máy quét mã vạch
Trên thực tế, có rất nhiều cách để phân loại máy quét mã vạch. Dưới đây sẽ là một số cách phân loại thông dụng nhất.
Phân loại dựa vào cấu tạo
-        Máy đọc mã vạch cầm tay: Đây là kiểu đầu đọc mã vạch phổ biến nhất hiện nay. Chúng sở hữu thiết kế đơn giản, gọn nhẹ có thể mang theo bất cứ nơi đâu. Kích thước vừa vặn có thể cầm tay thao tác trong thời gian dài mà không lo mỏi. Loại máy này thường kết nối với máy tính thông qua dây USB hoặc thông qua Bluetooth.
-        Máy đọc mã vạch để bàn: Là loại máy có thiết kế cố định trên bàn hoặc dưới mặt bàn. Thông thường chúng sử dụng đa tia để quét mã vạch dưới nhiều góc độ khác nhau. Loại máy quét mã vạch này được ứng dụng phổ biến nhất trong các siêu thị.
Phân loại theo công nghệ
-        Công nghệ CCD: Máy quét sử dụng công nghệ CCD sẽ sở hữu phạm vi đọc tốt hơn so với các dòng khác, chúng cũng được dùng nhiều trong ngành bán lẻ nhằm mang lại hiệu quả cao. Thường thì loại máy sử dụng công nghệ này có thiết kế kiểu súng bắn, khi tháo tác quét mã cần giữ khoảng cách không quá 1 inch từ mã vạch. Điểm hạn chế của thiết bị sử dụng công nghệ CCD là chúng không thể đọc được các mã có kích thước lớn hơn so với đầu đọc.
-        Công nghệ Laser: Máy quét dạng này sử dụng tia laser chiếu vào bề mặt mã vạch. Cảm biến hình ảnh (laser) sẽ chụp lại hình ảnh có trên mã (một chùm tia laser được chiếu ra như một tấm gương, quét qua 2 bên trái phải để thu toàn bộ hình ảnh mã vạch). Các thiết bị ứng dụng công nghệ laser sẽ cho phép đọc các mã vạch xa và rộng hơn.
-        Công nghệ Imager: Máy quét ảnh, còn được gọi là đầu đọc camera, sử dụng một máy quay video nhỏ để chụp ảnh mã vạch và sau đó sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh kỹ thuật số tinh vi để giải mã mã vạch. Nó có thể đọc mã vạch từ khoảng 3 đến 9 inch và thường tốn ít hơn một máy quét laser.
Ngoài 2 cách phân loại phổ biến trên, người ta còn dựa vào cổng kết nối hay môi trường sử dụng để chia ra làm nhiều loại máy đọc mã vạch khác nhau.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Những điều bạn cần biết trước khi mua bộ nguồn lưu điện UPS

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các sự cố về điện, chẳng hạn như do hư hỏng đường dây, bộ ổn áp gặp vấn đề dẫn đến mất điện hoặc làm hư hỏng các thiết bị điện tử trong nhà do cường độ dòng điện tăng đột ngột.
Giải pháp tốt nhất hiện nay là nên trang bị thêm một UPS (Uninterruptible Power Supplier – nguồn lưu điện), để giữ cho các thiết bị điện tử được duy trì trong một thời gian ngắn, để bạn lưu lại toàn bộ công việc. Tuy nhiên, trước khi mua UPS thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây.
1.      Bao nhiêu cổng cắm là đủ?
Một UPS có rất nhiều cổng cắm và do đó bạn cần suy nghĩ xem mình cần bao nhiêu là đủ. Nói chung, bạn nên mua các bộ lưu điện có cổng cắm nhiều hơn các thiết bị mà bạn muốn được hỗ trợ bởi UPS, để tiện cho việc sử dụng trong tương lai.
Tuy nhiên, có nhiều nguồn lưu điện được trang bị ít nhất tám cổng cắm nhưng giá lại khá rẻ, do họ đã các giảm các pin dự phòng bên trong xuống chỉ còn 4 hoặc 6, và phần còn lại thì không hoạt động bằng điện hay pin. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng điều này khi đi mua UPS bằng cách cắm thử thiết bị vào toàn bộ các cổng cắm, sau đó tắt điện đột ngột và xem thiết bị nào không duy trì được thì sẽ rõ.
Nếu bạn đang sử dụng một kết nối dữ liệu không dây, hãy trang bị cho mình một UPS để bảo vệ modem và router nhằm duy trì kết nối lâu hơn.
2.      Lựa chọn công suất sao cho đúng?
Nếu các vấn đề về cổng cắm đã được giải quyết, bạn nên xem xét tiếp đến công suất của UPS bao nhiêu là đủ. Vì nếu các thiết bị kết nối cần nhiều năng lượng hơn so với công suất của bộ lưu điện có thể tạo ra, thì các thiết bị sẽ tắt ngay.
Đơn giản là bạn hãy coi UPS như bộ nguồn của máy tính, nếu công suất của nó thấp hơn với nhu cầu cần sử dụng, thì mọi thứ sẽ hoạt động không ổn định. Do đó, bạn cần mua cho mình một bộ Watt Meter  để kiểm tra mức độ tiêu thụ của các thiết bị mà bạn cần cắm vào UPS.
3.      Thời gian duy trì của UPS:
Một số người mua bộ lưu điện chỉ vì họ muốn kéo dài thời gian được vài phút, để tắt các thiết bị đúng cách và lưu lại toàn bộ công việc. Tất nhiên, cũng có những người muốn kéo dài thời gian này lâu hơn. Để tìm ra khoảng thời gian mà một UPS duy trì được, bạn có thể dựa vào công suất tiêu thụ của các thiết bị và sự tương quan trong đồ thị.
Ví dụ, đối với nguồn lưu điện UPS APC BR1000G Pro (http://goo.gl/3y8QRk), nếu thiết bị của bạn tiêu thụ 400 watt thì nó chỉ duy trì được trong khoảng 9 phút, ngược lại nếu lượng điện tiêu thụ chỉ 100 watt thì có thể sử dụng được trong khoảng một giờ.
4.      Các tính năng của UPS:
Ngoài chức năng duy trì thời gian sử dụng điện cho các thiết bị, thì UPS còn bao gồm các tính năng ngắt kết nối thông báo pin, cổng cắm USB và một bộ phần mềm có thể được sử dụng thông qua máy tính để tinh chỉnh các thiết lập và theo dõi xem có bao nhiêu điện năng được tiêu thụ.
Có lẽ một số người dùng sẽ không quan tâm đến những tính năng này, tuy nhiên, nếu bạn đang trả tiền cho nó, vậy tại sao lại mua một UPS với các tính năng ít hơn, trong khi những bộ lưu điện khác có nhiều thứ mà giá lại ngang nhau.
5.      Chế độ bảo hành thiết bị
Một bộ lưu điện sẽ đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện tử đắt tiền của bạn. Do đó, khi mua một sản phẩm có chức năng quan trọng như vậy, bạn nên quan tâm đến chế độ bảo hành và nhà sản xuất của nó. Điều khoản bảo hành có thể khác nhau, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều hứa hẹn sẽ hoàn trả lại tiền cho các thiết bị UPS bị hư hỏng.