Máy quét mã vạch hay còn gọi là đầu đọc mã vạch, đầu quét mã vạch, máy
quét giá… Đây là một thiết bị có khả năng thu nhận và đọc hình ảnh của các mã vạch
in trên sản phẩm, hàng hóa…. sau đó máy sẽ chuyển các thông tin chứa trong các
mã vạch ấy tới máy tính hay các thiết bị cần thông tin này.
Máy thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính để hội tụ
ánh sáng lên mã vạch rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín
hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Một số dòng máy còn có thêm mạch điện tử xử
lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối
với máy tính.
Phân
loại máy quét mã vạch
Trên thực tế, có rất nhiều cách để phân loại máy quét mã vạch. Dưới đây sẽ là một số cách phân loại thông dụng nhất.
Phân
loại dựa vào cấu tạo
-
Máy
đọc mã vạch cầm tay: Đây là kiểu đầu đọc mã vạch phổ biến nhất hiện nay. Chúng
sở hữu thiết kế đơn giản, gọn nhẹ có thể mang theo bất cứ nơi đâu. Kích thước vừa
vặn có thể cầm tay thao tác trong thời gian dài mà không lo mỏi. Loại máy này
thường kết nối với máy tính thông qua dây USB hoặc thông qua Bluetooth.
-
Máy
đọc mã vạch để bàn: Là loại máy có thiết kế cố định trên bàn hoặc dưới mặt bàn.
Thông thường chúng sử dụng đa tia để quét mã vạch dưới nhiều góc độ khác nhau.
Loại máy quét mã vạch này được ứng dụng phổ biến nhất trong các siêu thị.
Phân
loại theo công nghệ
-
Công
nghệ CCD: Máy quét sử dụng công nghệ CCD sẽ sở hữu phạm vi đọc tốt hơn so với
các dòng khác, chúng cũng được dùng nhiều trong ngành bán lẻ nhằm mang lại hiệu
quả cao. Thường thì loại máy sử dụng công nghệ này có thiết kế kiểu súng bắn,
khi tháo tác quét mã cần giữ khoảng cách không quá 1 inch từ mã vạch. Điểm hạn
chế của thiết bị sử dụng công nghệ CCD là chúng không thể đọc được các mã có
kích thước lớn hơn so với đầu đọc.
-
Công
nghệ Laser: Máy quét dạng này sử dụng tia laser chiếu vào bề mặt mã vạch. Cảm
biến hình ảnh (laser) sẽ chụp lại hình ảnh có trên mã (một chùm tia laser được
chiếu ra như một tấm gương, quét qua 2 bên trái phải để thu toàn bộ hình ảnh mã
vạch). Các thiết bị ứng dụng công nghệ laser sẽ cho phép đọc các mã vạch xa và
rộng hơn.
-
Công
nghệ Imager: Máy quét ảnh, còn được gọi là đầu đọc camera, sử dụng một máy quay video nhỏ để chụp ảnh mã vạch và
sau đó sử dụng các kỹ thuật xử lý hình ảnh kỹ thuật số tinh vi để giải mã mã vạch.
Nó có thể đọc mã vạch từ khoảng 3 đến 9 inch và thường tốn ít hơn một máy quét
laser.
Ngoài 2 cách phân loại phổ biến trên, người ta còn dựa
vào cổng kết nối hay môi trường sử dụng để chia ra làm nhiều loại máy đọc mã vạch
khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét