Canon được thành lập từ những năm 1933. là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, một công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học, bao gồm máy camera, máy photocopy và máy in.
Gần đây canon đã cho ra mắt hai sản phẩm mới thuộc dòng máy chiếu LCOS:XEED WUX400ST và WX450ST. Với ống kinh cự li ngắn,đây là 2 dòng sản phẩm mới cho phép phục vụ nhiều người dung với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trong lớp học hay tại các triển lãm các buổi diễn giải với quy mô lớn đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao.
Cả 2 dòng sản phẩm máy chiếu WUX400ST và WX450ST đều có khả năng trình chiếu với tung độ lớn lần lượt vào khoảng 75% và 77%, và hoành độ khoảng 10%. 2 sản phẩm máy chiếu này có tỉ lệ phóng hình lần lượt là 0.56:1 và 0.57:1, cho phép trình chiếu hình ảnh có kích cỡ 100 inch từ khoảng cách ngắn nhất là 1.2 mét (WUX400ST) và 1.3 mét (WX450ST) mà không hề làm ảnh hưởng gì tới chất lượng nguyên gốc hình ảnh.
Máy chiếu Canon WX400ST được hỗ trợ độ phân giải WUXGA (1920 x 1200) với độ sáng 4000 lumen (lm) trong khi đó người anh em là máy chiếu WX450ST lại có độ phân giải WXGA+ (1440 x 900) với độ sán 4500 lm. Tuy nhiên cả hai sản phẩm máy chiếu này của canon đều có thể trình chiếu những hình ảnh có độ phân giải cao với kích thước lên tới 300 inches.
Được sử dụng công nghệ LCOS (Liquid Crystal on Silicon) của Canon nên hai dòng sản phẩm máy chiếu mới này cung cấp cho người dùng chất lượng hình ảnh mịn, không bị hiệu ứng “lattice”, thường gặp khi có một màn nhiễu xuất hiện trước màn ảnh.Ngoài ra được trang bị bộ xử lí hình ảnh của Canon, WUX 400ST và WX450ST có chức năng Chỉnh sửa 4 điểm hỗ trợ đảm bảo chất lượng hình ảnh từ bất kì góc chiếu nào theo điều chỉnh của người dùng.
(Công nghệ LCOS là giải pháp kết hợp được giữa 2 công nghệ LCD và DLP. Bên trên lớp đế gương phản chiếu là lớp phủ thạch anh lỏng. Ứng với trạng thái đóng hoặc mở của thạch anh mà tia sáng nguồn được phản chiếu trên lớp đế gương hoặc không, tạo ra điểm sáng hoặc tối. Hơn nữa, việc chế tạo LCOS có thể thực hiện ngay trên những dây chuyền sản xuất vi mạch bán dẫn hiện có nên chi phí sản xuất dễ chấp nhận hơn.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét